HomeĐánh Bài PokerKiến Thức Nâng Cao3 Suy nghĩ sai lầm trong poker tournament

3 Suy nghĩ sai lầm trong poker tournament

Có rất nhiều suy nghĩ sai lầm trong poker mà nếu bỏ ngoài tai bạn sẽ dễ dàng mắc phải. Cứ 100 người chơi poker thì chỉ khoảng 1 người sinh lời, 99 người còn lại sẽ hoà hoặc thua nhưng lại cho rằng mình chỉ xui xẻo thôi. Đáng buồn hơn nhiều người nghĩ họ đã biết tất cả về Poker. Chúng ta cùng xem xét 3 suy nghĩ sai lầm cơ bản nhất trong đánh giải mà người chơi hay mắc phải.

Điều số 1: Aggressive yêu cầu số stack lớn:

Không ít người chơi cho rằng một trong những yếu tố đem lại hiệu quả trong việc gây áp lực cho đối thủ là lượng stack lớn. Nó tương tự việc bạn cho rằng người có lượng stack lớn nhất trên bàn thường được hiểu là “trưởng bàn” và những người chơi có số stack thấp hơn phải trông cậy vào sự dẫn dắt của trưởng bàn. Suy nghĩ này quá sai lầm trong đánh poker tournament !

Đầu tiên, mỗi hand là một thách thức riêng biệt. Với bóng đá, các cầu thủ phải cố gắng chiếm ưu thế sớm nhất có thể, nhưng với Poker thì không phải như vậy.

Bạn được chia hai lá bài; bạn chơi tốt nhất có thể và lặp lại.

Ai cũng biết, có vô số yếu tố cần cân nhắc khi quyết định hành động tốt nhất trong một hand. Kích cỡ của stack là một trong số đó, nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. tuy vậy, nhưng có lúc bạn phải chơi theo lối loose khi đang ở short stack và tight khi đang có big stack.

Ví dụ 1: Bạn đang gần tới vị trí bubble trong một giải đấu. Nhà big stack bên phải bạn hand nào cũng raise. Bạn còn khoảng 15-20 big blinds. Chiến thuật nào dưới đây là tốt nhất?

  • Phương án 1: Chấp nhận bỏ mọi hand bài và để người trưởng bàn dắt mũi.
  • Phương án 2: Công kích anh ta với những pha shove và 3-bet.

Ví dụ 2: Ngày thứ 2 của WSOP Main Event. Bạn đang là nhà big stack, và được chuyển với bàn mới. Đối thủ bên trái bạn lần lượt là Phil Ivey, Stephen Chidwick, và Nick Petrangelo, tất cả họ đều có ít chip hơn bạn. Bạn nên chơi như nào?

  • Phương án 1: Chơi như một người trưởng bàn và tấn công blind của họ với mọi hand bài
  • Phương án 2: Chơi poker thật chắc, và tránh đặt bản thân mình vào tình huống hiểm nghèo với những đối thủ đáng gờm.

Ở cả hai ví dụ, phương án 2 đều tỏ ra ưu thế hơn.

Vậy với Big Stack trong tay, chúng ta có nên tấn công đối thủ không. Câu trả lời là tất nhiên rồi. Nhưng phải tùy theo đối thủ của bạn là ai và bạn đang trong tình huống nào để đưa ra chiến thuật phù hợp.

Điều số 2: Đâm lao là phải theo lao khi Short Stack

Cách đây vài năm, tại một giải đấu turbo được trình chiếu trực tiếp tại Australia, tôi đã lọt vào bàn final. Tay chơi duy nhất mà tôi thấy xứng tầm là một phụ nữ bản xứ với lối chơi tight-aggressive.

Bàn final này chỉ còn 7 người chơi, trong đó thì có đến 3 người có lượng stack không cao hơn 4 big blind bao gồm cả tôi. Lượng stack trung bình là 12 big blind. Tay chơi chip leader – người sở hữu phần lớn số chip, hén có mặt ở mọi hand bài – đã open 3 big blind tại vị trí UTG.

“Tôi đã từng thấy những pha shove hand 7-2 offsuit còn hạnh phúc hơn pha shove đôi 5 vào chip leader này”

Người phụ nữ bản địa phản hồi với một pha shove 10 big blind với hand bài pocket 5-5 từ vị trí UTG+2. Kết quả là cô ta đã thua trước hand A-K và dừng lại ở vị trí thứ 7. Sau đó cô ấy tự an ủi bản thân và nói rằng: “Tôi chỉ còn có 10 big blind và một đôi; tôi phải theo thôi.”

Nếu ở vị trí cô ấy, tôi sẽ bỏ ngay lập tức bất kể tôi nắm trong tay hand bài pocket 9-9. 

Các đối thủ còn lại gật đầu tỏ vẻ đồng tình với cô, và tôi cười thầm trong lòng. Nếu ở vị trí cô ấy, tôi sẽ bỏ ngay lập tức bất kể tôi nắm trong tay hand bài pocket 9-9. Cô ta đang ở vị trí thứ 2 hoặc là 3 trước hand đó và gần như là đã đảm bảo về thứ hạng. Điều cô ấy cần chỉ là chỉ việc chơi tight và để những đối thủ khác thua trước. Nhưng tiếc thay rằng cô đã chơi với luật rừng cho rằng khi bạn quá short stack rồi thì phải shove khi có đôi

Trong tình huống đó, cô ta nên sẵn sàng đẩy hand 7-2 off suit khi đấu blind “battle” với đối thủ bên trái – người đang bị áp lực hoàn toàn – hơn là đẩy hand pocket 5-5 vào chip leader.

Tuy nhiên sẽ có những tình huống hiếm hoi xuất hiện là bạn sẽ hoàn toàn đúng đắn khi all-in với hand 7-2 offsuit với 10 big blind, và cả khi bỏ hand mạnh như pocket 7-7 với cùng lượng stack như vậy. Nhưng hiếm hoi có nghĩa là nó thường không xảy ra.

Có một nguyên tắc chung là, khi bạn đang short (ít hơn 15 big blind chẳng hạn) và không có hand monster trong tay, yếu tố bạn cần trước khi đẩy chip đi là:

  • Yếu tố 1: Fold equity
  • Yếu tố thứ 2: Rất nhiều chip trong pot

Tôi sẽ ví dụ thêm về yếu tố thứ 2:

Ví dụ: Giữa giải đấu Poker. Hero có stack 10BB.

Hero có hand pocket 5-5 ở vị trí big blind.

MP raise 2BB. Hijack call. Cutoff call. Button call. SB fold. Hero…?

Nếu bạn đẩy ở đâu, ở hầu hết trường hợp bạn sẽ bị call – và kết quả thường sẽ dẫn đến flip. Mặc dù vậy, lượng chip trong pot sẽ quyết định cho pha đẩy bởi vì bạn có khả năng sẽ được triple-up với tỉ lệ ~50%.

Nếu pha raise đó lớn hơn 2BB, hoặc không có người call cố, thì hiển nhiên lượng chip sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn all-in với pocket 5-5, điều này thật không hề lý tưởng tí nào cả.

Điều số 3: Không thể phòng thủ Big Blind với lượng stack chỉ bằng 10 Big Blind

Một cuốn sách cũ viết về poker được sản xuất năm 1998 có ghi rằng: không bao giờ nên call một pha raise nếu bạn có ít hơn một số lượng big blind nhất định. Và nhiều người chơi đã tin vào điều này và áp dụng nó cho chiến thuật chơi của mình

Các bạn thấy đó, cuốn sách được xuất bạn cách đây rất lâu – 1998. Hơn 20 trôi qua, rất nhiều kỹ thuật chơi được người chơi sáng tạo ra và điều được viết trong cuốn sách này không còn đúng với thực tế bây giờ. Vậy nên bạn chớ nên tin vào những điều từ năm 1998 trong cuốn sách đó

Các bạn thấy đấy, poker ngày nay, đa số người chơi open-raise ở khoảng bé hơn so với trước. Khi bạn ở vị trí big-blind đối mặt với pha open min-raise, và bạn chỉ cần tỉ lệ ~20% để tiếp tục (đa số các hand có ít nhất 30% trước phần lớn các khoảng open)

Bạn có thể cho rằng: Bạn không thể nhìn ra được tất cả những tỉ lệ đó, bởi vì bạn sẽ phải bỏ bài ở nhiều vòng flop”. Điều đó là hiển nhiên. Bạn không nhìn ra được tỉ lệ, nhưng bạn chắc chắn có thể nhận ra được lúc nào thì nên phòng thủ với một hand có thể chơi được.

Sẽ là dễ dàng hơn với những người short stack để nhìn ra tỉ lệ khi ở sai vị trí bởi vì họ không có thể vào post-flop nhiều. Thí dụ: vị trí cutoff min-raise, bạn có 6 big blind và đang phòng thủ với hand [10d-8d]. Bạn thường không mắc lỗi tại các vòng post-flop – nếu bạn có hit, bạn sẽ all-in. Nếu vòng flop xuất hiện 2 undercard và không có draw, bạn check-fold, giữ lại số big blind còn lại.

Mặc dù vậy thì nếu bạn có 30 big blind và với áp lực tạo ra từ đối thủ thì bạn sẽ khó hơn để nhìn ra tỷ lệ. Ngược lại stack bạn càng ít đi, thì việc chơi những hand post-flop và nhìn tỉ lệ cũng dần dễ hơn. Điều này sẽ cho phép bạn phòng ngự với range bài to hơn.

Trên đây là những suy nghĩ sai lầm trong đánh giải poker mà người chơi hay gặp phải. Hãy cập nhật thêm nhiều kiến thức poker nâng cao của chúng tôi để phát triển lối chơi của bạn.

Xem Thêm: Expected Value trong poker là gì? Làm sao để tính EV trong 5s?

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
dang ky thanpoker

Most Popular

Recent Comments